Ho là một bệnh lý thường gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi mà đặc biệt là trẻ nhỏ. Tuy bệnh ho không nguy hiểm nhưng nó gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt và làm việc của mỗi người. Vì thế, không ai là không muốn những cơn ho mau chóng biến mất và từ đó những câu hỏi về cách ăn uống khi bị ho cũng ra đời. Nhiều người thường cho rằng ăn khô mực sẽ gây ho nhưng nhiều người không cho rằng như vậy. Vậy ăn mực khô có ho hay không, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này.
Bệnh ho là gì?
Trước tiên, để trả lời cho câu hỏi nói trên, chúng ta cần hiểu rõ về căn bệnh ho mà cụ thể là ho là gì?
Ho là một bệnh lý liên quan đến hệ thống hô hấp. Trên thực tế, ho không hẳn là một căn bệnh mà nó là một cơ chế phản xạ tự nhiên của cơ thể nhằm điều tiết và đào thải các dị vật như khói, khí độc, bụi hay có thể là nhầy mũi, họng giúp bảo vệ bộ phận hô hấp nói riêng và cơ thể nói chung trước những tác nhân gây tổn thương niêm mạc.
Chính vì vậy, triệu chứng ho có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và diễn ra vô cùng phổ biến.

Triệu chứng ho có thể gặp ở tất cả mọi người, ở mọi lứa tuổi và diễn ra vô cùng phổ biến.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ho và đối với mỗi nguyên nhân lại có những biểu hiện ho khác nhau cũng như những phương pháp điều trị khác nhau. Các dạng ho thông thường hay gặp có thể kể đến như ho khan, ho có đờm do viêm nhiễm niêm mạc, đường hô hấp hoặc đơn giản là một triệu chứng của bệnh cảm cúm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, ho cũng có thể là một triệu chứng liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng khác như hen phế quản, lao phổi, ho gà hay ho do dị ứng,…
Bệnh ho nên kiêng ăn gì?
Ho chỉ là một bệnh lý thông thường và đơn giản. Trong các trường hợp không nghiêm trọng, ho có thể tự khỏi hoặc giảm dần và biến mất khi sử dụng các loại thuốc đơn giản. Tuy nhiên, khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ho, bạn cũng cần lưu ý hạn chế ăn một số loại thực phẩm để tránh làm cơn ho thêm nặng và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như đời sống thường ngày sau này.

Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng ho, bạn cũng cần lưu ý hạn chế ăn một số loại thực phẩm
Theo các bác sĩ của Hiệp hội Đông y Việt Nam, người có những cơn ho kéo dài và có đờm thì tốt nhất nên lưu tâm và hạn chế các loại thực phẩm được liệt kê sau đây: các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm tăng đờm trong họng, những thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, hay các loại hạt vì chúng gây thêm gánh nặng cho dạ dày khiến bạn khó chịu và kích sản sinh thêm nhiều đờm. Ngoài ra các sản phẩm nước ngọt, nước giải khát có ga như nước tăng lực, bia, rượu và các chất kích thích như cà phê, trà cũng được khuyên nên tiêu thụ hạn chế hoặc không tiêu thụ trong thời điểm này.
Bị ho có được ăn mực khô?
Mực khô vốn là một loại thực phẩm đã qua chế biến, làm khô từ mực tươi được rất nhiều người yêu thích bởi không chỉ có hương vị thơm ngon mà chúng còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, có lợi cho sức khỏe. 100g mực khô có tổng giá trị năng lượng là 219 calories với các thành phần dinh dưỡng vô cùng đa dạng bao gồm 32,6g nước, 60,1g chất đạm, 4,5g chất béo, 2,5g chất đường bột,… cùng một số các khoáng chất quý và bổ dưỡng như sắt, kẽm, mangan, selen,… và hormone testosterone ở nam giới.
Tuy vậy, những kinh nghiệm dân gian cho rằng, những sản phẩm tanh, trong đó bao gồm mực khô thì không được ăn khi bị ho. Vì thế mà khi xuất hiện những cơn ho, nhiều người thường từ chối món ăn này. Dù vậy, theo các chuyên gia y tế, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm. Thực tế, những sản phẩm tanh như tôm, cua, cá, mực, nghêu,.. là những thực phẩm từ biển hay còn gọi là hải sản rất giàu protein và dễ tiêu hóa, vì vậy rất tốt cho sức khỏe con người.

Trên thực tế, bạn vẫn có thể ăn mực khô khi bị ho
Dù vậy, khi bị ho, người ăn mực khô cần lưu ý chế biến mực mềm và loại bỏ gần như hoàn toàn những chỗ cứng cũng như xát kĩ phần lớp vảy trên thân mực bởi nếu không những phần này sẽ cọ vào cổ họng cũng như niêm mạc gây ngứa, xước và làm cơn ho nặng thêm.
Ngoài ra, cần chú ý hạn chế khi và chỉ khi bạn có cơ địa dị ứng với các loại thực phẩm nói trên.
Cách chế biến món ăn từ mực khô khi bị ho
Như đã nói ở trên, khi bị ho, bạn không nhất thiết phải kiêng triệt để khô mực. Tuy nhiên, mực khô lúc này cần được chế biến mềm và cẩn thận hơn để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Dưới đây là hướng dẫn chế biến món cháo từ mực khô trong những ngày bạn bị ho.

Cách làm cháo khô mực khi ho
Nguyên liệu
2 đến 3 con mực khô
½ bát gạo tẻ
¼ bát gạo nếp
Tiết lợn
1 củ gừng
Hành lá, giá đỗ
Mắm, muối, hạt tiêu, hạt nêm
Cách làm
Rửa sạch mực khô với nước rồi ngâm mực khoảng nửa giờ đồng hồ trong rượu trắng pha loãng tới khi mực mềm. Bỏ phần râu mực ra riêng để ninh với xương.
Khi mực đủ mềm thì vớt ra ngoài, rửa lại thật sạch rồi cắt thành những sợi dài nhỏ vừa miệng ăn.
Vo sạch gạo tẻ và gạo nếp
Bắc nồi lên bếp và làm nóng cùng dầu. Khi nồi đủ nóng, bạn tiến hành rang sơ qua từ 5 đến 7 phút cho thơm và se hỗn hợp gạo đã vo.
Trút nước hầm xương và râu mực vào nồi gạo vừa rang để đun tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa, để liu riu cho các hạt gạo nở bung và chín đều.
Cạo sạch vỏ củ gừng rồi dùng dao thái thành hình những sợi chỉ nhỏ
Rửa sạch giá đỗ với nước máy rồi để ráo nước trong rổ
Làm nóng chảo sau đó phi thơm hành và gừng trên bếp. Khi hành, gừng đủ thơm, bạn bỏ mực khô vào xào, đồng thời nêm thêm mắm và đường cho đậm đà.
Bỏ tiết lợn vào nồi nước sôi để luộc cho chín rồi vớt ra, cho lên thớt cắt thành hình quân cơ có kích cỡ vừa ăn.
Nồi cháo đun tới khi gạo chín bung thì nhỏ lửa rồi bỏ mực đã xào vào nồi cùng với một chút muối ăn. Khi đun cháo, thi thoảng bạn cần đảo nhẹ để cháo không bị dính và khê dưới đáy nồi.
Bỏ tiết luộc vào trong nồi cháo rồi nêm nếm cho hợp khẩu vị.
Cuối cùng, bạn múc cháo ra bát và đừng quên thêm hành lá, giá đỗ cùng một chút hạt tiêu để món ăn vừa ngon mắt, vừa trọn vị.
Trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp câu hỏi: Ăn mực khô có bị ho hay không. Để tìm hiểu thêm về các sản phẩm khô mực, vui lòng truy cập website https://giamuckho.com/