Trổ tài tự tay làm khô mực ngon-bổ-rẻ

mực khô xếp cạnh nhau, bày trên đĩaTrổ tài tự tay làm khô mực ngon-bổ-rẻ

Nếu nhắc đến những món đặc sản từ biển khơi phổ biến từ Nam ra Bắc và thường xuyên được mua về để làm quà biếu bởi lớp đóng gói kĩ càng thì không thể không nhắc đến khô mực. Không chỉ có mặt trên những bàn nhậu bên những cốc bia, chén rượu, mà mực khô còn góp mặt ngay cả trong những bữa cơm gia đình hàng ngày. Tuy nhiên, vì là một loại thực phẩm đã qua chế biến, ngày nay, khi tìm mua mực khô các bà nội trợ không thể tránh khỏi nỗi phân vân, lo lắng đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong bài viết dưới đây,  sẽ đưa ra một giải pháp hữu hiệu cho nỗi lo này qua hướng dẫn về cách làm mực khô tại nhà.

Mực khô là gì?

Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu mực khô là gì và tại sao nó lại được ưa chuộng đến vậy.

Mực khô, giống như cái tên của nó, là một loại thực phẩm khô được làm từ mực. Để làm ra những lá mực khô, người ta sẽ bắt đầu với những con mực tươi vừa được đánh bắt từ dưới biển. Trước tiên, mực sẽ được làm sạch rồi loại bỏ các phần nội tạng bên trong và nang mực. Cuối cùng, những con mực sẽ được làm khô bằng cách sấy hoặc phơi khô tự nhiên.

mực ống tươi, màu trong, có chấm

Để làm ra những lá mực khô, người ta sẽ bắt đầu với những con mực tươi vừa được đánh bắt từ dưới biển

Mực khô được yêu thích trước hết là bởi chúng có hương vị tươi ngon và đặc biệt, có thể biến hóa vô cùng đa dạng với rất nhiều món ăn. Món ăn từ mực khô thường thấy hơn cả là mực khô nướng bằng cồn, bằng than hay băng gas trên các bàn nhậu. Ngoài ra mực khô cũng có thế chế biến thành các món xào với dứa, hành tỏi, với miến, phở,… hoặc thậm chí là nấu cháo.

Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn mực khô cho món ăn hàng ngày của mình là bởi đây là một trong những loại thực phẩm được chứng minh có giá trị dinh dưỡng khá cao. 100g mực khô có thể giúp bạn nạp vào cơ thể 291 calories với thành phần dinh dưỡng bao gồm: 32.6g nước, 60.1 protein, 4.5 chất béo, 2.5g đường và các vi khoáng chất có giá trị cao như săt, kẽm, mangan, selen,… Đặc biệt, mực khô còn chứa hàm lượng các chất kích thích hormone testosteron ở nam giới. Do vây, đây được xem là một thực phẩm tuyệt vời trong việc tăng cường sức khỏe sinh lý ở đàn ông.

Cách làm mực khô tại nhà

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm một cách tối ưu nhất, thay vì mua sẵn mực khô đóng gói tại các cơ sở sản xuất và phân phối đồ khô, bạn có thể thử tự làm khô mực tại nhà theo hướng dẫn sau đây.

Chọn mua nguyên liệu

Muốn những miếng mực khô thơm ngon với vị thịt dai, bông và đậm đà đúng điệu thì mực chọn phơi nhất thiết phải là những con mực còn tươi rói. Bạn tốt nhất nên chọn những con mực có màu hồng tự nhiên, không quá đậm cũng không quá nhạt. Bên cạnh đó, da mực phải có những chấm đen mờ và mực không có mùi hôi tanh.

mực khô xếp cạnh nhau, màu hồng

Bạn tốt nhất nên chọn những con mực có màu hồng tự nhiên, không quá đậm cũng không quá nhạt.

Ngoài ra, con mực được phơi có thân mình càng dày thì sẽ cho ra thịt càng bông càng ngọt. Kích thước chiều ngang, chiều dài to nhỏ của mực không hề liên quan đến chất lượng sau này.

Phân loại và xẻ mực

Trước khi tiến hành các bước tiếp theo, trước hết, bạn phải phân loại mực thành nhiều nhóm kích cỡ khác nhau, có như vậy thì mực mới có thể khô đều. 

Tiếp theo, mực sẽ được cẩn thận xẻ theo chiều từ trên xuống dưới, từ phần đầu cho đến hết bụng. Khi xẻ, bạn tốt nhất nên dùng những con dao có lưỡi sắc bén để dường xẻ dứt khoát và đẹp mắt hơn. Sau khi xẻ, bạn chỉ giữ lại phần đầu, thân và râu của con mực để làm khô, còn lại nội tạng như ruột, gan, túi mực,… thì đem bỏ.

mực trên thớt, người làm mực, lấy tay xẻ mực

Tiếp theo, mực sẽ được cẩn thận xẻ theo chiều từ trên xuống dưới, từ phần đầu cho đến hết bụng

Làm sạch mực

Để hoàn thành các bước sơ chế nguyên liệu trước khi làm khô, mực sau khi được xẻ sẽ đem rửa với nước muối lạnh pha loãng để mực không chỉ sạch, an toàn mà còn có được hương vị đậm đà. Cùng với đó, khi rửa mực, bạn cần chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn túi mực để tránh cho mực sau khi khô bị đen và đắng thịt.

con mực sống màu hồng trên đĩa

Khi rửa mực, bạn cần chắc chắn đã loại bỏ hoàn toàn túi mực để tránh cho mực sau khi khô bị đen và đắng thịt.

Phơi mực

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, cuối cùng bạn đem mực đi phơi nắng trên sào để khô tự nhiên. Thực chất, mực có thể được làm khô theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải treo lên sào rồi phơi. Dù vậy, chỉ khi được làm khô theo cách này thì mực khô mới có hương vị thơm ngon nhất, màu sắc bắt mắt và hình dáng thẳng, dày hơn cả.

mực màu trắng xếp phơi trên giàn

Sau khi hoàn thành tất cả các bước trên, cuối cùng bạn đem mực đi phơi nắng trên sào để khô tự nhiên.

Thông thường mực khô sẽ vừa tới với màu vàng sậm, thân khô nước, khi chạm vào không có cảm giác ướt dính và không còn mùi tanh sau khoảng từ 3 đến 4 nắng. Lúc này, bạn đem vào nhà, đóng gói và bảo quản để dùng dần.

Cách bảo quản mực khô

Nếu chưa sử dụng tới hoặc chưa dùng hết trong 1 lần thì mực khô cần được bảo quản đúng cách mới có thể tươi ngon trong một thời gian dài. Tốt nhất, bạn nên lấy báo hoặc túi bóng để bọc kín mực khô sau đó cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh ở mức nhiệt là -18 độ C. Việc cấp đông cho mực khô có thể đảm bảo mực vẫn còn giữ nguyên hương vị tươi ngon như ban đầu đến tận 4 tháng. 

mực khô được cầm lên, mực khô nằm trong tủ

Tốt nhất, bạn nên lấy báo hoặc túi bóng để bọc kín mực khô sau đó cất trữ trong ngăn đá tủ lạnh ở mức nhiệt là -18 độ C

Bên cạnh đó, để giữ cho mực khô không bi mốc, sau khoảng 3 đến 4 tuần, mực cần được phơi ra nắng 1 lần, mỗi lần 10 dến 15 phút.

Đây là cách làm mực khô đơn giản, giúp bạn có thể dễ dàng làm ra khô mực trong chính căn bếp của mình. Hy vọng rằng bài viết này của giamuckho.com  sẽ giúp bạn có những bữa ăn ngon và chất lượng nhất.